Thứ năm, 21/11/2024 - 13:40
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 6798/BTNMT-KHTC ngày 18/8/2023 gửi Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Các Cục; Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia về việc báo cáo sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XII.

Ngày 01/8/2023, Ban Kinhh tế Trung ương có Công văn số 3718- CV/BKTTW ngày 01/8/2023 về việc xây dựng báo cáo sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TW). 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 99/NQ-CP). 

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ được giao, căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW và Nghị quyết số 99/NQ-CP, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết từ khi ban hành cho đến tháng 6 năm 2023 theo yêu cầu của Ban Kinh tế Trung ương tại Đề cương đính kèm.

Theo hướng dẫn tại Đề cương của Ban Kinh tế Trung ương, gồm 02 nội dung:

I. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thể chế hoá việc triển thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW: Công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện Nghị quyết 11; Kết quả công tác thể chế hoá việc thực hiện Nghị quyết 11; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng triển khai Nghị quyết 11.

II. Kết quả thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW (Trong quá trình xây dựng báo cáo cần bám sát các nội dung yêu cầu nêu trong Nghị quyết 11 và các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 99-NQ/TW ngày 03 tháng 10 năm 2017 về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW).

Kết quả cụ thể hoá các quan điểm chỉ đạo; Kết quả thực hiện các mục tiêu nêu trong Nghị quyết 11-NQ/TW; Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đề nghị các đơn vị bám sát vào các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trong 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết 11-NQ/TW và lưu ý một số nhiệm vụ cụ thể nêu trong Nghị quyết 99/NQ-CP để xây dựng báo cáo chi tiết; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như sau:

(1) Về tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp:

- Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.

Tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của nông dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.

Cụ thể:

- Rà soát, điều chỉnh xây dựng khung giá đất trình Chính phủ ban hành.

- Xây dựng Đề án hoàn thiện thể chế quản lý đất công theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả.

(2) Về hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại hình thị trường

 Xây dựng cơ chế xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất, thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Cụ thể:

- Rà soát, đánh giá, bổ sung khung khổ pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng Đề án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa bảo vệ môi trường.

- Ban hành cơ chế, chính sách thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm; giám sát vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

 Nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật bảo đảm minh bạch thông tin về thị trường quyền sử dụng đất. Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, đấu thầu các dự án có sử dụng đất, thoả thuận mua bán trên thị trường; áp dụng phổ biến việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thông qua các tổ chức thẩm định giá độc lập, chuyên nghiệp. Rà soát, điều chỉnh khung giá quyền sử dụng đất phù hợp với thị trường ở từng địa phương. Tăng cường áp dụng phương thức cho thuê đất.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp quyền sử dụng đất, kể cả đất nông nghiệp; bảo đảm thị trường quyền sử dụng đất hoạt động công khai, minh bạch và có trật tự. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thuế sử dụng tài sản, nhất là về sử dụng đất đai.

2.4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

(1) Nguyên nhân khách quan.

(2) Nguyên nhân chủ quan (phân tích sâu các các cơ chế, chính sách hiện hành, các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên).

2.5. Các vấn đề mới phát sinh.

III. Đánh giá chung

3.1. Ưu điểm

3.2. Tồn tại, hạn chế

3.3. Nguyên nhân

IV. Kiến nghị, đề xuất


 


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Lượt bình luận

Trường đánh đấu (*) là bắt buộc.

Tin liên quan
Đang chờ cập nhật