Thứ năm, 21/11/2024 - 13:29
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, Nghị quyết số 154/NQ-CP

Ngày 14/6/2023, Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch số 512-KH/BCSĐTNMT thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị.

 

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng

Việc ban hành Kế hoạch của Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 154/NQ-CP để thống nhất trong chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Ngành.

Kế hoạch của Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ.

Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch của Bộ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tài nguyên môi trường, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng.

Các nhiệm vụ, giải pháp

Để triển khai Kế hoạch hiệu quả, Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của toàn ngành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của Bộ

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 154/NQ-CP đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo sự quyết tâm cao về nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

Các đơn vị khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững phù hợp với vị trí địa kinh tế - chính trị nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ. Phát triển các trục hành lang kinh tế trọng điểm lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trọng tâm, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, tham gia các chuỗi sản xuất, cung ứng khu vực cũng như toàn cầu. Tham gia tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khố ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác, nhất là các cơ chế hợp tác của tiêu vùng Mê Công nhằm thu hút nguồn lực vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng.

Thực hiện thí điểm phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai, môi trường, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng.

Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành để đáp ứng tốt hơn các điều kiện đặc thù cho vùng phát triển đột phá. Nghiên cứu, xây dựng thể chế điều phối vùng đủ mạnh để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả điều phối, liên kết vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề về môi trường liên tỉnh, phát triển các cụm liên kết ngành về môi trường...

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, phát triển, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh; trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và khai thác trực tiếp lợi thế của các địa phương trong vùng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, xây dựng dữ liệu phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.

Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế biển

Phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đôi khí hậu, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nước, tài nguyên khoáng sản, đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gan với bảo vệ môi trường; chuyển dịch nhanh nhũng lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụníì nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác sử dụng tài nguyên, đa dạng sinh học tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (các khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, vườn quốc gia cần Giờ, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát).

Phát triển và ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, thúc đẩy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Tập trung xử lý căn bản ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, nhất là tắc nghẽn giao thông, ngập úng ở Thành phố Hồ Chí Minh; duy trì và bảo vệ các vùng sinh thái, cảnh quan tự nhiên đặc trưng, nguồn nước và các hành lang xanh trong vùng.

Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng họp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiếm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường lun vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Đẩy mạnh phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chất thải, nước thải đạt chuẩn môi trường gắn với các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biên dâng.

Bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước; khai thác, sử dụng nguồn nước phù hợp với phân vùng và bảo vệ chức năng nguồn nước; kiểm soát và hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm và thí diêm công trình điều tiết dòng chảy; ban hành chính sách, cơ chế tài chính đặc thù ngành nước của vùng theo hướng quản trị thông minh, tăng cường hợp tác quốc tế Việt Nam - Campuchia trong lĩnh vực tài nguyên nước (chia sẻ cơ sở dữ liệu, đánh giá, dự báo tài nguyên nước mặt, nước dưới đất...). Hoàn thiện hệ thông cơ sở dữ liệu, hệ thống theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước các lưu vực sông trong Vùng.

Phát triển bền vững kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch biển, khai thác dầu khí, hoá dầu, du lịch biến, đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản... đảm bảo đi đôi với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng biển, đảo.

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đúng đầu gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đối mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đối mới, sẳp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các câp; xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao, trong sạch, tận tụy, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên.

Về tổ chức thực hiện, các đồng chí thành viên Ban Cán sự đảng Bộ theo đơn vị, lĩnh vực công tác được phân công phụ trách có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan tố chức triển khai thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch này.

Đề nghị Đảng ủy Bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc Đảng bộ Bộ tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai Kế hoạch này.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

Triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 24-NỌ/TW, Nghị quyết số 154/NQ-CP và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch này.

Xây dựng kế hoạch thực hiện hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ, đề án, chương trình cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị để tổ chức thực hiện bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 10 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình thực hiện chính sách pháp luật để kịp thời chỉ đạo xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban Cán sự đảng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo và đề xuất với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ về các biện pháp cần thiết bảo đảm Kế hoạch hành động được thực hiện đồng bộ, hiệu quả./.

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định đạt 95%

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyên, xử lý theo quy định đạt 98%

Các nhiệm vụ, đề án thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ

Năm 2023, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (các khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, vườn quốc gia Cần Giờ, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát).

Năm 2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

 

Chi tiết nội dung Kế hoạch tải tại đây.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Lượt bình luận

Trường đánh đấu (*) là bắt buộc.

Tin liên quan
Đang chờ cập nhật